HOME | SEARCH | LOG IN | SIGN UP
Trung tâm Đào tạo Tư vấn Các hoạt động Truyền thông Y tế Bảng tin
MNTV
Migrant.kr
MigrantOK
Báo điện tử
- Năm 2007
- Năm 2008
 Home > Truyền thông  > Báo điện tử > Năm 2007 > Chương trình EPS: Việt Nam đang dẫn đầu!

    Chương trình EPS: Việt Nam đang dẫn đầu!
    Admin     2007/12/04 4:54 pm

 

Chương trình EPS: Việt Nam đang dẫn đầu!

Luật làm việc của người lao động nước ngoài (EPS) được Quốc hội Hàn Quốc thông qua từ tháng 8 năm 2003 và bắt đầu triển khai từ tháng 8 năm 2004 cho phép người lao động nước ngoài được nhập cảnh vào Hàn Quốc làm việc và được hưởng những quyền lợi như lao động nước sở tại. Việt Nam là 1 trong 6 quốc gia đầu tiên được phía Hàn Quốc chọn để tham gia thực hiện chương trình này trên cơ sở Bản thoả thuận được ký kết giữa hai Bộ Lao động của hai nước ngày 2 tháng 6 năm 2004 và tiếp tục gia hạn ngày 25 tháng 7 năm 2006.

Lao động Việt Nam đứng đầu trong 10 nước thực hiện EPS
Sau hơn 3 năm kể từ khi chương trình EPS được triển khai, người lao động Việt Nam được chủ sử dụng Hàn Quốc đánh giá rất cao ở sự chăm chỉ, cần mẫn và óc sáng tạo. Nếu như ở Chương trình đưa lao động sang tu nghiệp tại Hàn Quốc trước đây, người lao động Việt Nam luôn đứng ở hàng thứ yếu sau một số nước như Trung Quốc, Philippin, Indonesia, thì ở Chương trình EPS, số lượng lao động Việt Nam được chủ chấp nhận ký hợp đồng lao động đang đứng đầu trong số 10 nước đang cùng tham gia đưa lao động vào Hàn Quốc theo chương trình này.
Cụ thể, kể từ khi bắt đầu thực hiện chương trình vào tháng 8 năm 2004 tới hết ngày 31 tháng 10 năm nay, Việt Nam đã gửi hồ sơ của trên 32 nghìn ứng viên lên mạng, chiếm gần 19% trong tổng số hồ sơ trên mạng của 10 nước đang thực hiện chương trình này tại Hàn Quốc. Trong đó, hơn 29 nghìn lao động đã được chủ sử dụng chọn ký hợp đồng, chiếm trên 23% tổng số lao động đã được chủ ký hợp đồng của 10 nước. Tới nay đã có xấp xỉ 24 nghìn lao động nhập cảnh vào Hàn Quốc làm việc, chiếm tỷ lệ hơn 27% tổng số lao động của 10 nước nhập cảnh vào Hàn Quốc theo chương trình này.
Mặc dù phải cạnh trạnh với 9 quốc gia khác trong việc đưa lao động sang làm việc tại thị trường này nhưng từ năm 2006 tới nay, Việt Nam đã đáp ứng tốt các yêu cầu do phía Hàn Quốc đặt ra. Người lao động Việt Nam được chuẩn bị kỹ từ khâu tuyển chọn, đào tạo và giáo dục định hướng, thi kiểm tra tiếng Hàn đạt tỷ lệ đỗ cao, cung cấp hồ sơ qua mạng kịp thời…Thêm nữa, người lao động Việt Nam vẫn được chủ sử dụng Hàn Quốc đánh giá cao về tay nghề và sự cần cù chăm chỉ nên chỉ tiêu hồ sơ dự tuyển phía Hàn Quốc giao cho Việt Nam luôn năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 Việt Nam được giao 9.000 chỉ tiêu hồ sơ dự tuyển và năm 2007 số lượng đã tăng lên 11.000 hồ sơ.
Nỗ lực cung cấp, quản lý tốt lao động
Người lao động sang Hàn Quốc làm việc được bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi theo Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Những kiến thức này bao gồm: đặc điểm của đất nước, con người Hàn Quốc, tiếng Hàn, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và tuân thủ các điều khoản của hợp đồng lao động…Đây sẽ là hành trang cần thiết trước khi sang Hàn Quốc làm việc, giúp người lao động nhanh chóng thích nghi trong môi trường làm việc mới.
Bên cạnh đó, người lao động được tuyển chọn chặt chẽ từ khâu chọn hồ sơ, khám sức khoẻ…nhằm đảm bảo cung cấp lao động có sức khoẻ, không bệnh tật, có ý thức kỷ luật tốt cho chủ sử dụng Hàn Quốc. Không ít lao động được tuyển chọn từ các trường đào tạo nghề của Việt Nam nên ngay khi sang nước bạn đã nhanh chóng thích nghi và đạt hiệu quả công việc cao.
Để tăng cường quản lý lao động tại Hàn Quốc, Ban quản lý lao động Việt Nam tại nước bạn thường xuyên phối hợp với Cơ quan Phát triển Nguồn Nhân lực Hàn Quốc (HRD), Tổ chức KOILAF, Hiệp hội thuỷ sản, Hiệp hội nông nghiệp và Hiệp hội xây dựng Hàn Quốc đón và hướng dẫn lao động làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay, đưa về Trung tâm giáo dục định hướng và bàn giao cho chủ sử dụng lao động. Những vấn đề vướng mắc của người lao động đều được giải quyết thông qua Ban quản lý lao động tại Hàn Quốc.
Người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc do được bảo đảm chế độ tiền lương, bảo hiểm…bình đẳng như lao động của nước sở tại nên hiện tượng lao động vi phạm pháp luật, bỏ trốn khỏi hợp đồng giảm hẳn so với Chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp. Đặc biệt, theo chính sách mới do Bộ Lao động Hàn Quốc mới công bố, từ ngày 1 tháng 6 năm 2007 trở đi, các doanh nghiệp Hàn Quốc nếu có nhu cầu sẽ được tái tuyển dụng với lao động và tu nghiệp sinh nước ngoài. Do vậy người lao động sau khi kết thúc hợp đồng có thể sẽ được làm thêm thời gian tối đa như hợp đồng cũ. Đây sẽ là tín hiệu tốt làm giảm tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn khỏi hợp đồng tại Hàn Quốc.
Tiếp tục phát triển quan hệ cung ứng lao động
Quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực cung ứng sử dụng lao động ngày càng phát triển mạnh. Vị trí số 1 của lao động Việt Nam trong số 10 nước đang tham gia đưa lao động nước ngoài vào Hàn Quốc làm việc theo Chương trình EPS khẳng định điều này. Cùng với sự phát triển của kinh tế Hàn Quốc, nhu cầu về nguồn nhân lực sẽ tăng lên, trong đó nhu cầu về lao động nước ngoài cũng sẽ tăng lên. Đây là cơ hội để lao động Việt Nam tiếp tục tăng số lượng sang làm việc tại Hàn Quốc và cũng là cơ hội tiếp tục phát triển quan hệ cung ứng lao động giữa hai nước.
Hiện nay, mỗi tháng có khoảng 1.000 lao động Việt Nam nhập cảnh sang Hàn Quốc làm việc. Trong thời gian tới, phía Việt Nam sẽ cố gắng trung bình hàng năm đưa khoảng 11.000 – 12.000 lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Đến giờ, số lượng lao động sang làm việc theo chương trình EPS đã tăng gấp khoảng 4 lần so với số lao động sang Hàn Quốc theo chương trình tu nghiệp. Chương trình EPS thật sự đã đưa quan hệ cung ứng lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc lên một tầm cao mới.

Theo B Lao động, www.molisa.gov.vn, 30/11/1007

view list 

Jump to:  


KMcenter 137-1 Garibong 1 Dong, Guro-Gu, Seoul. TEL:02-6900-8002 FAX : 02-6900-800141 E-mail : info@migrantok.org
Copyright by 2004 MigrantWorkers Center in Korea. All right, reserved. Representative : Son Jong Ha
Supported by ONTOIN