HOME | SEARCH | LOG IN | SIGN UP
Trung tâm Đào tạo Tư vấn Các hoạt động Truyền thông Y tế Bảng tin
Thông báo
Báo chí
Lịch hoạt động
Album
Thư Giám đốc Trung tâm
Trang web liên quan
- Sơ-un
- Kyơng-ki
- In-chơn
- Quang-chu
- Đe-ku
- Bu-san
- Kang-uôn
- Kyơng-sang-nam
- Kyơng-sang-buc
- Chơn-la-buc
- Chơn-la-nam
- Chung-chơng-nam
- Chung-chơng-buc
- Chê-chu
 Home > Bảng tin > Thư Giám đốc Trung tâm > Thời thơ ấu của Kim He-Sơng

    Thời thơ ấu của Kim He-Sơng
    Admin     2007/10/24 4:53 pm

 

Tôi, một chú bé nhà quê chân mang dép rơm, vai đeo cặp sách, đã chuyển trường lên Sơ-un vào năm 1972 khi đang học lớp 5. Sơ-un với sân vận động rộng lớn, tòa nhà trường học theo kiểu hiện đại, những người bạn học mới mẻ, xe cộ qua lại tấp nập đã làm tôi choáng ngợp. Trên con đường đến trường cho buổi học đầu tiên sau khi chuyển trường, bọn trẻ đã bắt đầu thì thầm và chọc ghẹo khi thấy hình dáng tôi.

"Mày mới đi dã ngoại về hả?" "Cặp sách mày để đâu mà toàn mang quần áo chắp vá đến vậy hả?"

Mấy đứa trẻ bắt đầu đấm cặp sách và chọc ghẹo tôi. Tôi đã không thể hiểu được lời của bọn chúng. Ở quê, sách được bỏ vào túi vải, con trai thì đeo ở vai, còn con gái thì đeo trên lưng là chuyện bình thường. Tôi không biết lí do tại sao chúng bạn lại chọc mình và tôi đã khóc trong bầu không khí áp đảo đó. Uất ức và tức giận nhưng tôi không thể dũng cảm để nói lên một lời kháng cự.

Trước dáng vẻ yếu ớt của tôi thì không có đứa bạn nào quan tâm tôi và cũng không có chuyện tôi bắt chuyện với người khác trước hay phát biểu trong giờ học. Tôi rất sợ giờ ra chơi lúc mà tụi bạn nô đùa vui vẻ và thời gian ăn cơm trưa lúc nào tôi cũng phải ăn một mình. Khi giờ học bắt đầu lại thì tôi mới cảm thấy an tâm, và một bữa nọ khi thầy chủ nhiệm bước vào lớp và bắt đầu nhìn bao quát tất cả học sinh. Lúc đó ánh mắt tôi đã chạm với thầy, hoảng quá nên tôi đã gục đầu xuống.

"Kim He-Sơng ! Đứng dậy đọc trang 72 sách tiếng Hàn"

Tôi không biết phải làm thế nào và đành đứng dậy, lúc đó bầu không khí trong lớp bỗng nhiên lạnh lẽo hơn. Vất vả lắm tôi mới đọc xong được dòng đầu. Thế nhưng, khi tôi đọc "...했습니다" thì có một số đứa đọc theo "했습니다~". Tôi có phần hoảng hốt nhưng cũng đành đọc tiếp vì đây là lệnh của thầy. "...했습니다". Lần này tất cả các bạn đều đồng thanh lặp lại theo cách bắt chước giọng địa phương "했습니다~".  Những tràng cười bộc phát và lớp học trở nên náo loạn. Giọng đọc của tôi bắt đầu nhỏ dần.

"Trật tự trật tự ! Kim He-Sơng ! Đọc lớn và đàng hoàng lại"

Sau tiếng hô của thầy thì cơn ồn ào đã giảm bớt và tôi bắt đầu độc tiếp nhưng vì đầu óc quá hoảng loạn hay sao mà tôi không thể điều chỉnh phát âm và ngữ điệu tiếng địa phương. Tiếng cười của các bạn lại lớn dần và bên tai tôi vang vảng tiếng thất thanh trấn áp tình hình của thầy nhưng cũng không thể giúp tôi định hồn lại và chân của tôi hoàn toàn mất sức. Cuối cùng tôi đã ngồi khuỵu xuống ghế và bật khóc.

Lúc đó, thầy bảo tôi và lớp trưởng ra phía trước.

"Kim He-Sơng ! Trò làm gì mà phải khóc?" "Lớp trưởng ! Hãy tát mặt của Kim He-Sơng 3 cái. Thi hành!"

Theo chỉ thị của giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng không ngần ngại gì và bắt đầu tát mạnh vào má của tôi.

" Bốp, bốp, bốp !"

Vì cái tát quá mạnh mà mặt tôi còn in lại dấu rõ rệt giống như hình cái muỗng và sưng lên. Mặc dù rất đau nhưng tôi không giận những đứa bạn chọc ghẹo tôi trong giờ học, mà tôi chỉ hờn giận thầy chủ nhiệm đã sai lớp trưởng tán tôi, một đứa trẻ nhà quê bị trêu đùa và òa khóc. Vì quá ức nên tôi không thể nén được giọt nước mắt của mình, thầy giáo thấy tôi ngồi khúc khích thì lại gọi tôi và lớp trưởng ra và ra lệnh đánh thêm 3 cái mạnh hơn lúc nãy. Tôi lại bị tát vào mặt 3 cái. Tôi quay về chỗ ngồi và cố cắn răng thật mạnh. Vì tôi sợ nếu khóc ra tiếng thì có thể tiếp tục bị đánh lần nữa. Sau sự việc đó tôi mang trong mình nỗi sợ hại với trường học. Một tâm trạng đứng trước vực thẩm không hiểu được lí do cũng không thể phòng ngự...

Tôi không thể nào quên đi được cơn ác mộng bị đánh 6 cái vào má lúc tuổi ấu thơ. Điều đó cũng có thể trở thành nguồn động lực để tôi chia sẻ cuộc sống với những người lao động nước ngoài. Cùng sống trong một đất nước nhưng chỉ vì dùng tiếng địa phương mà phải chịu trêu ghẹo, bị tát mặt và chịu nhiều đau khổ. Nếu vậy thì cuộc sống của những người ở Hàn Quốc thì như thế nào? Họ là những người rời xa quê nhà, có màu da và ngôn ngữ khác nhau. Vì phát âm và ngữ điệu tiếng Hàn có phần khó nghe mà họ không thể biện minh cho chính bản thân. Những người lao động nước ngoài dù có làm việc chăm chỉ thì vẫn bị nợ lương, chửi rủa, đánh đập nhưng cũng phải cố chịu, dù gặp phải tình huống bất lợi do bất đồng ngôn ngữ thì cũng phải nuốt giọt nước mắt vào trong. Họ rất vững chảy nhưng không ai chịu lắng nghe nên tất nhiên bị dồn đến bước đường cùng của 'sự tuyệt vọng'. Vì vậy tôi không thể hờ hững bước qua họ. Giờ đây số người nước ngoài cư trú đã vượt trên 1 triệu người. Chúng ta hãy cùng nhau chuẩn bị cho thời đại đa văn hóa.

view list 

Jump to:  


KMcenter 137-1 Garibong 1 Dong, Guro-Gu, Seoul. TEL:02-6900-8002 FAX : 02-6900-800141 E-mail : info@migrantok.org
Copyright by 2004 MigrantWorkers Center in Korea. All right, reserved. Representative : Son Jong Ha
Supported by ONTOIN